Bạn nên nắm rõ những điều này để chọn mua tai nghe tốt hơn

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua tai nghe giữa rất nhiều loại tai nghe đang có trên thị trường, vừa đảm bảo độ bền cao, vừa cho chất âm hoàn hảo.

Không giống như mua máy tính, điện thoại, việc mua một chiếc tai nghe phức tạp hơn rất nhiều khi bạn không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải còn trải nghiệm chất âm phát ra để biết rằng có phù hợp với gu âm nhạc của mình hay không. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe với nhiều chủng loại khác nhau, do đó bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản khi chọn mua một chiếc tai nghe.

Kiểu tai nghe

1. Tai nghe kiểu In-ear sennheiser-cx700-bt-3_1

Tai nghe In-ear, hay còn gọi là tai nghe đút tai có kích thước rất gọn nhẹ, dễ mang đi nhưng vẫn cho độ bền, cũng như chất lượng âm thanh ở mức tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là khi chọn mua một chiếc tai nghe có phần nhét vào lỗ tai quá to có thể sẽ khiến tai bị đau, hay khó chịu khi nghe trong một thời gian dài. Do đó, nếu mua một chiếc tai nghe In-ear hãy lưu ý nên lựa chọn chiếc tai nghe có phần đút tai có kích thường vừa với lỗ tai của mình, đồng thời nên có thêm phần silicone bọc đầu tai nghe để giảm sự khó chịu.

2. Tai nghe kiểu On-ear và Over-ear

Loại tai nghe có vòng trùm đầu hay còn gọi là headband để cố định vị trí tai nghe. Loại tai nghe này thường có kích thước lớn, đồ sộ nhưng lại cho độ cách âm, chống ồn rất tốt, đồng thời cũng cho công suất phát cao. Hai loại tai nghe trùm đầu chính là On-ear và Over-ear. Trong đó On-ear là loại tai nghe trùm đầu có phần tai nghe đè lên tai và có kích thước không bao trùm vành tai, Over-ear cũng tương tự như On-ear về nguyên lý hoạt động và chỉ khác duy nhất ở kiểu dáng khi có phần tai nghe lớn, bao trùm toàn bộ tai cho khả năng cách âm rất tốt.

Nếu bạn muốn mua loại tai nghe trùm đầu nhưng lại thích sự nhỏ gọn, dễ mang đi như In-ear thì On-ear là loại tai nghe rất thích hơn. Trong khi nếu bạn yêu cầu một loại tai nghe có khả năng cách âm tốt, cho phép thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài thì Over-ear là sự lựa chọn không thể nào tuyệt vời hơn, mặc dù sẽ hơi bất tiện một chút khi bạn mang theo bên người.

Tuy vậy, trên thị trường hiện tại đã xuất hiện một vài mẫu tai nghe sử dụng chuẩn kết nối âm thanh qua Bluetooth là aptX để cho chất lượng tốt hơn.

Thông số kỹ thuật của tai nghe

Sau khi đã chọn xong kiểu dáng của chiếc tai nghe, điều tiếp theo bạn cần quan tâm là các thông số kỹ thuật vì nó sẽ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh của một chiếc tai nghe.

1. Hệ thống âm học

Hệ thống âm học là một yếu tố kỹ thuật quan trọng khi bạn chọn mua tai nghe, yếu tố này mô tả phần nào thiết kế của một chiếc tai nghe. Chẳng hạn như một chiếc tai nghe có âm học kín như Sony MDR-ZX110P sẽ ngăn, hạn chế tiếng đi qua tai nghe và vào tai chúng ta. Trong khi tai nghe có hệ thống âm học mở như Philips SHP9500 chắc chắn sẽ không cản được tiếng ồn và mọi người xung quanh có thể biết được bạn đang nghe gì.

3. Tai nghe không dây

Điểm mạnh của tai nghe không dây là bạn có thể nghe nhạc ở khoảng cách xa so với nguồn phát, mà không cần phải luôn kè theo bên mình một chiếc điện thoại, máy nghe nhạc như tai nghe In-ear, On-ear và Over-ear có dây truyền thống. Bên cạnh đó, tai nghe không dây cũng rất thích hợp cho những ai ưa thích sự vận động, chơi thể thao khi có cấu tạo đơn giản, không bị vướng víu bởi dây tai nghe. Tai nghe không dây hiện được làm theo kiểu In-ear, On-ear và Over-ear để phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đa phần những chiếc tai nghe không dây thường cho chất lượng âm thanh kém hơn tai nghe có dây truyền thống vì sử dụng kết nối Bluetooth.

Dù vậy, hệ thống âm học kín cũng không thể loại bỏ 100% tiếng ồn từ bên ngoài, đồng thời cũng không ngăn được toàn bộ âm thanh đang nghe ra bên ngoài.

2. Phản hồi tần số

Một chiếc tai nghe có dải tần số bao phủ càng lớn thì càng tốt, có nghĩa rằng tai nghe có thể phát âm thanh ở nhiều loại tần số hơn.

3. Trở kháng

rở kháng là khái niệm rất quen thuộc khi bạn chọn mua tai nghe. Trở kháng chính là điện trở của mạch tai nghe với tín hiệu điện, trở kháng càng lớn thì lượng tín hiệu đi qua và mức độ âm thanh tạo ra ít hơn. Nếu bạn sử dụng tai nghe với smartphone (thường không có bộ khuếch đại tín hiệu), hãy chọn một chiếc tai nghe có trở kháng thấp, dưới 25 Ohms.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *